Gà tiềm ớt hiểm thơm cay lạ miệng cho ngày mưa


Gà tiềm ớt hiểm là món ăn mang đến cho người dùng cảm giác mới lạ nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Vị thơm ngon, đậm đà, nồng nàn của món ăn sẽ khiến bạn bị cuốn hút ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.

Sự kết hợp tuyệt vời của thịt gà tươi cùng với ớt hiểm đã tạo nên một món ăn mang đậm hương vị dân dã. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của táo đỏ và thục địa sẽ góp phần thêm độ ngọt cũng như màu sắc hấp dẫn hơn cho phần nước dùng. Cách làm gà ớt hiểm không quá khó, với các bước hướng dẫn chi tiết sau đây, bạn hoàn toàn có thể thực hiện được ngay món ngon trung hoa này để chiêu đãi bạn bè và người thân vào những dịp đặc biệt.
Nguyên Liệu Làm Gà Tiềm Ớt Hiểm
1 con gà (khoảng 1,2kg)
50g ớt hiểm xanh
Táo đỏ
Thục địa
Rau ăn kèm: xà lách son, nấm kim châm, củ sen
Gia vị bao gồm: đường, hạt nêm, bột ngọt, muối, hắc xì dầu
Cách Làm Gà Tiềm Ớt Hiểm Đơn Giản
Ướp Gia Vị Cho Gà
Gà để nguyên con, làm kỹ, bỏ hết phần nội tạng bên trong, rửa sạch. Sau đó, bạn cho gia vị vào bên trong bụng gà gồm: 20g đường, 10g bột ngọt, 10g muối, 10g hạt nêm.
Tiếp theo, bạn dùng tay thoa đều hỗn hợp gia vị bên trong bụng gà. Khi gia vị đã thấm đều bên trong, bạn cũng dùng 1 ít gia vị thoa đều ở bên ngoài.
Ướp gia vị vào bên trong bụng gà
Bạn cho hắc xì dầu lên bên ngoài gà và thoa đều ra để tạo màu. Sau đó, bạn để yên cho gà thấm gia vị trong vòng 15 phút.
Chiên Gà
Bắc chảo dầu lên bếp ở mức lửa lớn. Bạn nên sử dụng nhiều dầu (có thể sử dụng dầu đã qua chiên 1 lần sẽ giúp cho màu gà đẹp hơn).
Cho gà lên vợt lưới và xối đều dầu lên trên gà để gà có màu vàng đẹp mắt. Chiên gà là bí quyết để thịt săn chắc hơn, ko bị bở trong quá trình hầm.
Rang Ớt Hiểm
Bắc chảo lên bếp cho ớt hiểm vào và đảo thật nhanh tay. Khi thấy ớt tỏa ra mùi thơm, bóng lên và vỏ hơi cháy xém thì tắt bếp, đổ ra dĩa.
Hầm Gà
Sau khi gà đã được chiên, màu đều tất cả các mặt, bạn cho gà vào nồi cùng 2 lít nước. Lưu ý là nước phải ngập gà nhé! Bạn hầm gà trên lửa vừa và nhớ không nên đậy nắp để nước hầm thêm trong.
Khi gà sôi, bạn cho táo đỏ, thục địa vào hầm trong 40 – 45 phút. Sau đó cho ớt hiểm vào, nêm thêm 10g hạt nêm, 5g muối, 10g đường, 5g bột ngọt đun khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp.
Như vậy là bạn đã hoàn thành món gà tiềm ớt hiểm rồi đấy! Khi ăn, bạn có thể nhúng các loại rau và ăn kèm với mì hoặc bún. Vị thanh ngọt đậm đà, một chút cay thơm nồng nàn của món ăn chắc chắn sẽ làm hài lòng vị giác của bạn. Chúc các bạn thành công!

Chân giò hầm thuốc bắc – bổ dưỡng – thơm ngon cho người ốm


Chân giò hầm thuốc bắc là món ăn được nhiều người lựa chọn khi muốn bồi bổ, nạp thêm năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần đến nhiều tuyệt chiêu để biến món ăn này trở nên thơm ngon và phát huy tối đa được giá trị dinh dưỡng vốn có.


Chân giò hầm thuốc bắc – món ăn thích hợp để bồi bổ cho cơ thể
Với những người vừa khỏi bệnh hoặc trong quá trình điều trị bệnh, chân giò hầm thuốc bắc có lẽ là gợi ý hoàn hảo. Đây là một trong các món ăn người hoa có khả năng giúp nhanh chóng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể sau một thời gian dài suy kiệt. Ngoài ra, với phụ nữ sau sinh, tác dụng của chân giò hầm thuốc bắc giúp chị em có được lượng sữa tốt cho con trẻ. Thành phần chính là chân giò, thuốc bắc, các loại rau củ… tưởng chừng đơn giản nhưng để có được món ăn ngon, đậm vị, bạn cần đến rất nhiều bí quyết. Hãy cùng theo dõi các bước hướng dẫn sau đây để có được thành phẩm món ăn vừa ngon miệng vừa đẹp mắt.
Nguyên Liệu Làm Chân Giò Hầm Thuốc Bắc
1 chân giò heo đoạn có nhiều gân (600g)
1 gói thuốc bắc
100g nấm hương 150g củ năng
100g hạt sen tươi
50g bạch quả tươi
Lá quế, ngò rí
3 củ hành tím
1 trái dừa tươi
2 muỗng canh nước cốt hành tím
Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, muối, dầu ăn, nước tương
Cách Làm Món Chân Giò Hầm Thuốc Bắc
Bước 1: Giò heo rửa sạch, bạn đem thui đều các mặt trên bếp. Sau đó rửa sạch, rồi chặt thành miếng vừa ăn. Bạn ướp vào chân giò 2 muỗng canh nước cốt hành tím, ½ muỗng cà phê bột ngọt, ½ muỗng cà phê muối và ướp trong thời gian 10 phút.
Bước 2: Ngâm thuốc bắc vào nước. Củ năng cắt làm đôi.
Bước 3: Cho vào nồi áp suất nước dừa tươi, thuốc bắc, nấm hương, củ hành tím nướng và chân giò vào. Tiếp theo, bạn nêm vào nồi ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê bột ngọt. Bạn đậy nắp và hầm trên mức lửa vừa trong thời gian 15 phút.
Bước 4: Sau khi đã hầm được 15 phút, bạn tắt bếp, mở nắp và thêm vào 800ml nước, cho tất cả các loại rau củ còn lại vào. Tiếp theo, bạn nêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh nước tương. Sau đó, bạn tiếp tục hầm cho đến khi các nguyên liệu rau củ chín mềm là được.
Các món hầm thuốc bắc có nguồn gốc từ người Hoa và luôn chứa đựng hương vị thơm ngon cùng những giá trị về dinh dưỡng. Với các bước hướng dẫn như trên, hy vọng bạn đã có thể tự chế biến được món chân giò hầm thuốc bắc bổ dưỡng cho bản thân và gia đình. Nếu bạn yêu thích những công thức nấu món Hoa, muốn học hỏi những tinh hoa trong nền văn hóa ẩm thực lâu đời này, đừng ngần ngại hãy điền vào form bên dưới để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

Cách nấu chè mè đen ngọt bùi, bổ dưỡng


Cách nấu chè mè đen của người Hoa ngay dưới đây sẽ mang đến cho bạn một món ăn ngon lạ, bổ dưỡng. Món chè này có vị ngọt thanh, béo mùi, sánh mịn cho người thưởng thức một cảm giác dễ chịu

Đối với phụ nữ mang thai, chè mè đen giúp dễ sinh. Hạt mè đen chứa nhiều dầu, giàu protein, vitamin E, axit folic giúp bà bầu dễ dàng chuyển dạ. Bên cạnh đó, theo Đông y, bột sắn dây có tác dụng bổ khí huyết, tốt cho phụ nữ có thai. Sự kết hợp của mè đen và bột sắn dây khi nấu chè sẽ giúp cơ thể bà bầu giải nhiệt, bổ máu, đẹp da và cực kỳ lợi sữa. Cách nấu chè mè đen cho bà bầu dễ sinh ngay dưới đây sẽ giúp bạn không chỉ có món ăn ngon mà còn tốt cho sức khỏe trong giai đoạn cuối của thai kỳ.
Nguyên Liệu Nấu Chè Mè Đen
1 trái dừa già
100g mè đen
100g đường phèn
50g bột sắn dây
40g đậu phộng
10g gừng
½ muỗng cà phê muối
Cách Nấu Chè Mè Đen Đường Phèn
Rang Mè
Bắc chảo lên bếp, cho mè đen vào rang cho đến khi thơm lên. Thời gian rang thường là 5 – 7 phút.
Xay Mè Đen
Cho mè đen đã rang vào cối, đổ vào khoảng 300ml nước lọc và xay nhuyễn.
Sau khi xay xong, bạn lọc cặn, bỏ đi phần xác.
Rang Đậu Phộng
Bắc chảo lên bếp, cho đậu phộng vào cùng với ½ muỗng cà phê muối và rang cho đến khi đậu phộng vàng, vỏ nứt ra. Sau đó, bạn bóc vỏ và giã nát (không cần quá nhuyễn).
Nạo Cơm Dừa
Dừa bạn đổ riêng phần nước vào nồi còn phần cơm dừa thì bào sợi dài.
Nấu Chè
Đổ khoảng 500ml nước dừa vào nồi, cho bột sắn dây vào khuấy đều để bột được hòa tan trong nước. Tiếp theo, bạn cho đường phèn và gừng bào nhuyễn vào nồi.
Bắc nồi nước dừa này lên bếp đun trên lửa nhỏ. Trong quá trình đun, bạn nhớ khuấy đều tay để bột không bị vón cục và cháy xém dưới đáy nồi. Đun đến khi nào phần nước sệt lại là được.
Khi phần nước dừa và sắn dây đã sánh lại, bạn đổ phần nước mè đen đã lọc cặn vào. Lưu ý, vừa đổ vào bạn vừa khuấy đều tay. Tiếp tục khuấy đều tay khoảng 5 phút nữa cho đến khi nước mè đen và nước sắn dây hòa quyện vào nhau. Bạn có thể nêm nếm lại độ ngọt cho vừa với khẩu vị của mình và tắt bếp.
Trình Bày Và Thưởng Thức
Múc chè ra chén, rắc dừa đã bào sợi, gừng cắt sợi và đậu phộng lên trên. Lúc này, bạn đã thưởng thức được rồi đấy!
Bí Quyết Để Có Món Chè Mè Đen Ngon
– Sử dụng đường phèn sẽ giúp cho món chè ngọt thanh hơn. Trong trường hợp không có đường phèn, bạn có thể sử dụng đường cát trắng đều được.
– Bạn có thể dùng khi còn nóng hoặc ăn lúc nguội tùy theo sở thích của mình.
– Đậu phộng rang cần cho vào 1 ít muối để không bị cháy.
– Trong lúc nấu, bạn nhớ khuấy đều tay đều chè mịn, sánh sệt, không bị vón cục.
Cách nấu chè mè đen bột năng không quá khó, nguyên liệu đơn giản, thực hiện dễ dàng, này sẽ giúp bạn bồi bổ cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ mang bầu. Chúc các bạn thành công!
Nếu bạn muốn có thêm công thức chế biến nhiều món chè hoặc các món ăn truyền thống của người Hoa, hãy để lại thông tin cá nhân vào form bên dưới để được Blogger Sim Lim Dim tư vấn về khóa học thích hợp nhé!